Cẩm nang build PC: Những điều cần biết trước khi ráp dàn PC cho năm học mới

Thứ hai - 31/07/2023 00:22
Việc build PC không quá khó khăn, nhưng với những ai vừa tìm hiểu mảng này thì có thể là cực kỳ rối rắm khi mỗi cỗ máy có những linh kiện khác nhau; và các linh kiện này lại có nhiều thông số, tiêu chuẩn khó nhớ. Hãy để tinhocdct.xyz giúp bạn vượt qua những rắc rối này.

Mùa hè đã sắp kết thúc, và không ít tân sinh viên sắp bước vào môi trường đại học. Đây là thời điểm mà rất nhiều bạn sẽ có được dàn PC đầu tiên của mình, nhưng cũng có không ít bạn "chân ướt chân ráo" chưa rành rẽ với rất nhiều thắc mắc. Trong bài viết này, tinhocdct.xyz xin được liệt kê tất cả những điều bạn cần biết trước khi build PC, để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Biết rõ mình muốn dùng máy tính để làm gì

Việc xác định được sử dụng máy tính để làm gì sẽ giúp bạn build nên một dàn PC vừa hợp với nhu cầu, lại vừa tiết kiệm chi phí. Sau khi biết được cấu hình máy, bạn sẽ có thể lựa chọn loại mainboard phù hợp, số lượng ổ cứng cần thiết, xác định công suất nguồn là bao nhiêu,… Những linh kiện cần thiết cho mỗi nhu cầu có khác biệt rất lớn về giá cả cũng như sức mạnh, nên nếu mua lầm thì bạn sẽ không có được hiệu năng ưng ý.

Cẩm nang build PC: Những điều cần biết trước khi ráp dàn PC cho năm học mới

Ví dụ một dàn máy phục vụ nhu cầu học tập cơ bản với lập trình, Word, Excel chỉ cần 8GB RAM là đủ dùng, cộng thêm một CPU i3 hoặc i5 đời cũ với chip đồ họa tích hợp để tiết kiệm chi phí. Nhưng khi bạn cần thiết kế kiến trúc hay dựng hình 3D cho lớp mỹ thuật, đó là lúc chúng ta cân nhắc lắp 16GB RAM trở lên, cùng CPU đời mới và card đồ họa rời. Build PC quá thừa hay quá thiếu đều là lãng phí, rất không nên!

Xem thêm:
  • Máy tính của bạn cần bao nhiêu RAM?
  • Làm sao để chọn card đồ họa khi build PC?
  • Top CPU tốt nhất 2023

Chọn bộ nguồn đủ công suất

Khi đã biết được nhu cầu sử dụng máy tính của bản thân và đặt ra cấu hình ưng ý, đã đến lúc chúng ta chọn một bộ nguồn đủ công suất. Cách tính công suất nguồn cần thiết thường không có gì phức tạp: bạn có thể nhờ đến trang web của Cooler Master hoặc Newegg, chọn các linh kiện mình muốn dùng và nó sẽ tự động cho biết máy cần bao nhiêu điện. Bạn nên mua bộ nguồn có công suất cao hơn một chút, nhưng nếu có ý định nâng cấp tiếp trong tương lai thì nên mua dư nhiều hơn.

Cẩm nang build PC: Những điều cần biết trước khi ráp dàn PC cho năm học mới

Đặc biệt, Sforum khuyên bạn không nên tiết kiệm tiền với món linh kiện này, mà hãy mua hàng xịn, chính hãng. Dù nó không trực tiếp đem lại cho bạn hiệu năng, bộ nguồn quyết định cỗ máy có hoạt động ổn định ở hiệu suất cao nhất hay không. Những sản phẩm rẻ tiền, không rõ xuất xứ với dòng điện chập chờn thậm chí có thể "giết" cả các linh kiện đắt tiền trong thùng máy của bạn.

Xem thêm: Cách chọn mua đúng bộ nguồn

Lựa chọn mainboard phù hợp

Mainboard là "bộ xương" của cả dàn máy tính, khi tất cả các linh kiện khác dù quan trọng đến mức nào cũng phải được kết nối vào nó để làm việc. Có rất nhiều loại mainboard đến từ những nhà sản xuất khắp thế giới, với sự khác biệt về chất lượng, thiết kế, giá cả, loại linh kiện lắp được,… Do đó người dùng PC mới bắt đầu làm quen có thể sẽ lạc trong "mê hồn trận" các loại thông số, kích cỡ mainboard.

Cẩm nang build PC: Những điều cần biết trước khi ráp dàn PC cho năm học mới

Phương thức dễ dàng nhất để thoát khỏi vấn đề này dĩ nhiên là nhờ đến sự tư vấn của người có tay nghề chuyên môn, hoặc mua PC ráp sẵn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu để tự build PC cho mình, có ý định ra tay ráp máy trong tương lai, hoặc đơn giản là muốn trang bị thêm kiến thức, hãy khởi đầu với bài viết trước của Sforum về mainboard và cách lựa chọn chúng.

Xem thêm: Cách chọn lựa mainboard

Hệ thống tản nhiệt

Thông thường thì các dàn PC của chúng ta dựa dẫm vào quạt tản nhiệt được trang bị sẵn trong thùng máy cũng như trên các linh kiện (card đồ họa, CPU) để làm mát. Tuy nhiên nếu có ý định sử dụng một dàn máy với cấu hình mạnh, bạn sẽ cần cân nhắc thêm một chút: nên mua tản nhiệt khí hay AIO, hay làm hẳn dàn tản nhiệt nước custom?

Cẩm nang build PC: Những điều cần biết trước khi ráp dàn PC cho năm học mới

 

Để trả lời câu hỏi này, bạn chỉ cần nhớ một quy tắc cơ bản: các dàn máy có CPU tầm trung trở xuống hoàn toàn có thể vận hành trơn tru với một tản nhiệt khí bình thường, trong khi nếu dùng CPU cao cấp phục vụ việc render hay chơi game, bạn nên chi thêm cho tản nhiệt AIO để giúp nó vận hành mát mẻ hơn.

Xem thêm: Tản nhiệt AIO là gì, và bạn có cần nó không?

Mua đúng màn hình phục vụ bản thân

Linh kiện bên trong PC ảnh hưởng việc bạn làm được gì trên máy, còn màn hình quyết định bạn thấy được gì. Việc lựa chọn một màn hình có thể đơn giản mà cũng có thể phức tạp. Các nhà sản xuất màn hình thi nhau tung ra rất nhiều sản phẩm phục vụ nhiều nhu cầu ở mọi mức giá khác nhau. Bạn có thể tìm được những thứ quái chiêu như… màn hình di động (portable monitor) siêu nhỏ gọn, màn hình phẳng cổ điển cho đến các màn cong thời thượng nhắm thẳng vào cộng đồng game thủ.

 

Chúng cũng có nhiều thông số kỹ thuật khác nhau như độ phân giải, tần số quét, thời gian phản hồi,… và các tính năng như FreeSync, G-Sync, lọc ánh sáng xanh, không nhấp nháy,… Nhưng trước khi bận tâm đến tất cả những vấn đề đó, hãy cùng xem qua các quy tắc đơn giản khi chọn màn hình máy tính của Sforum trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

  • Nhập môn cách chọn màn hình PC
  • Có nên mua màn hình OLED?

Chọn thùng máy khi build PC

Thùng máy thường là linh kiện cuối cùng mà chúng ta lựa chọn, nhưng trên thực tế thì nó lại có vai trò khá quan trọng. Đây là món đồ góp phần quyết định bạn có thể lắp được những gì vào dàn máy của mình – từ kích cỡ card đồ họa, số lượng quạt, bao nhiêu ổ cứng, cho đến loại mainboard…

Cẩm nang build PC: Những điều cần biết trước khi ráp dàn PC cho năm học mới

Hiện tại trên thị trường có vô vàn mẫu thùng máy khác nhau nên bạn không bao giờ phải lo không đủ lựa chọn. Tuy nhiên chúng thường được sản xuất theo 3 chuẩn là full tower, mid tower và mini-ITX. Kích thước chính xác của từng thùng máy lại khác nhau tùy vào thiết kế của nhà sản xuất.

Xem thêm: Chọn thùng máy hoàn hảo cho dàn PC của bạn

Lời kết

Việc tự build PC không khó, nhưng có thể khiến người mới làm quen cảm thấy rối rắm do lượng thông số quá đa dạng xuất hiện trên các loại linh kiện khác nhau. Vì vậy nên nếu bạn không có kiên nhẫn tìm hiểu dần dần, hãy nhờ đến những người có chuyên môn như bạn bè, hoặc trực tiếp tìm đến các cửa hàng máy tính để được tư vấn miễn phí nhé.

Tác giả bài viết: Thanh Sơn

Nguồn tin: cellphones.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
tkb
camera thanh son 2
THƯ VIỆN ẢNH
1-1.jpg 3-2.jpg 3-13.jpg 33.jpg 4-5.jpg
THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về website này?

CƠ QUAN BÁO CHÍ
DANH SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC - HỌC VIỆN
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,060
  • Tháng hiện tại16,274
  • Tổng lượt truy cập910,580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây