Cẩm nang build PC: Bộ nguồn máy tính (PSU) là gì, và tại sao bạn nên đầu tư cho nó

Thứ hai - 31/07/2023 00:37
Rất nhiều người dùng mới build PC lần đầu mắc phải sai lầm là đánh giá thấp bộ nguồn máy tính và chỉ dành cho nó chút xíu chi phí "miễn chạy là được". Đừng bao giờ làm vậy, bởi dù nguồn không phải là bộ não như CPU, nó lại là trái tim của PC!
Một trong những thành phần chán nhất nhưng quan trọng nhất khi build PC là bộ nguồn (PSU – Power Supply Unit). Nó không ảnh hưởng đến hiệu năng của máy một cách rõ rệt, và bạn có thể mua bất kỳ bộ nguồn nào để chạy PC của mình, nhưng đó không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

 

 

Tại sao bạn cần đầu tư vào bộ nguồn?

Lý do rất đơn giản: những PSU rẻ tiền, kém chất lượng sẽ không thể cung cấp nguồn điện ổn định, đáng tin cậy và có thể gây ra rất nhiều sự cố khi sử dụng, và về lâu dài có thể rút ngắn tuổi thọ của linh kiện máy tính hoặc khiến chúng hỏng hóc thường xuyên. Bên cạnh đó, các bộ nguồn dỏm thường “bốc phét” về công suất thực của chúng, và hoàn toàn không thể cấp điện cho các PC mạnh mẽ, dùng nhiều linh kiện ngốn điện (nhiều ổ cứng, card đồ họa khủng, quạt LED,…).

Do đó, bạn sẽ muốn dành nhiều thời gian và sự chú ý khi lựa chọn bộ nguồn cho dàn PC của mình, chẳng kém gì lúc bạn chọn CPU, card đồ họa, hay RAM. Chọn đúng nguồn điện tốt sẽ mang lại cho dàn PC của bạn hiệu suất tốt nhất có thể và giúp chúng chạy ổn định nhiều năm trời. Ngay cả khi mua những dàn máy tính được ráp sẵn, bạn cũng cần chú ý đến bộ nguồn được lắp bên trong nó. Đừng vì người bán giới thiệu xuôi tai mà nhắm mắt đưa chân, chấp nhận những bộ nguồn trôi nổi không rõ xuất xứ trên thị trường.

 

Bạn cần bộ nguồn công suất bao nhiêu?

Đây là thứ đầu tiên bạn phải xác định khi chọn mua bộ nguồn. Nếu bộ nguồn không đủ công suất, dàn PC của bạn có thể sẽ vẫn chạy được, nhưng các linh kiện sẽ hoạt động “cà rịch cà tang” hoặc trực tiếp crash khi bạn mở các phần mềm hay game nặng.

May mắn là việc tính xem bộ PC của bạn cần bao nhiêu điện không quá khó khăn. Một công cụ đáng tin cậy là Newegg Power Supply Calculator, nơi bạn có thể chọn các linh kiện của PC và sẽ nhận được đáp án về công suất cần thiết. Sau đó, tùy vào dự tính tương lai (ví dụ năm sau sẽ nâng cấp lên card đồ họa mới ngốn điện hơn, lắp thêm ổ cứng, bổ sung đèn LED,…) bạn có thể mua bộ nguồn có công suất cao hơn 20-25% so với con số được đưa ra. Mua quá cao sẽ rất lãng phí, còn mua quá thấp thì bạn sẽ phí công thay thế nó khi cần nâng cấp linh kiện.

 

 

Lấy ví dụ nếu bạn muốn ráp một dàn PC với CPU Core i9 12900K, mainboard chuẩn ATX, card RTX 3090 Ti, 2TB SSD và 32 GB RAM DDR4, công cụ này cho bạn biết chúng sẽ ngốn khoảng 728 Watts điện. Khi đó, bạn có thể cân nhắc mua nguồn 900W hoặc 1000W tùy vào nhu cầu tương lai.

 

Hiệu suất của bộ nguồn

Ngày nay, một trong những tiêu chí thường dùng để đánh giá chất lượng bộ nguồn là hiệu suất của nó. Những bộ nguồn xịn sẽ tự hào in ngay con số này lên trên vỏ đi kèm các rank như Bronze, Silver, Gold, Platinum, và Titanium (Đồng, Bạc, Vàng, Bạch Kim, Titan - chẳng khác gì rank trong các tựa game), đại khái như sau:

 

Vậy thì nó có nghĩa là gì? Con số 80 chỉ ra rằng hiệu suất chuyển hóa của bộ nguồn này là tối thiểu 80%. Với một bộ nguồn 500W, nó sẽ cần 625W điện để tạo ra 500W cho máy tính của bạn. Hiệu suất của nguồn càng cao thì giá cả sẽ đắt hơn, nhưng bù lại lượng điện nó rút từ ổ cắm càng thấp và giúp bạn tiết kiệm tiền điện về lâu dài. Ví dụ máy tính 500W 8 giờ mỗi ngày thì mỗi tháng cần khoảng 150 KW điện nếu dùng nguồn 80%, và khoảng 133 KW nếu dùng nguồn 90%.

Những từ Bronze, Silver, Gold, Platinum, và Titanium cho biết thực tế thì bộ nguồn đó có hiệu suất bao nhiêu khi tải nặng. Đẳng cấp càng cao thì hiệu suất càng tốt, ví dụ 80 Plus Bronze chỉ có hiệu suất 80-85%, trong khi 80 Plus Titanium là 90-94%. Các hạng Bronze, Silver, Gold rất phổ biến trên thị trường, trong khi Platinum và Titanium thường được dành cho các PSU có công suất rất cao được sử dụng trong các máy trạm Workstation hoặc máy chủ, khi mà chỉ một vài % cũng tạo ra khác biệt rất lớn trong hóa đơn tiền điện cuối tháng.

Đầu cắm điện cho card đồ họa

Đây là yếu tố mà game thủ cần phải đặc biệt lưu tâm. Các card đồ họa ngày nay thường đòi hỏi vài đầu nguồn 6 chân hoặc 8 chân vì không thể lấy đủ điện từ khe cắm PCI trên mainboard. Sẽ là một bi kịch nếu bạn mua nguồn về, hì hục tháo lắp rồi phát hiện ra rằng nó không có đủ số đầu cắm cho card đồ họa.

Giải pháp chữa cháy là dùng các loại đầu chuyển đổi để chuyển các đầu cắm quạt 4 chân thành 6 chân hoặc 8 chân, nhưng khi có thể tránh được vấn đề này ngay từ đầu thì tại sao phải chữa cháy? Do đó, khi mua nguồn mới, game thủ hãy chú ý tìm hiểu xem bộ nguồn mình sắp mua có đủ các đầu 6 chân, 8 chân mà card đồ họa yêu cầu hay không.

Còn những gì đáng cân nhắc?

Công suất và hiệu suất chưa phải là tất cả những gì bạn cần chú ý khi chọn mua nguồn điện cho máy tính của mình. Chúng tôi sẽ liệt kê thêm một số yếu tố mà bạn cần xem xét dù nó không quá quan trọng.

Những người dùng kinh nghiệm có thể sẽ muốn chú ý đến các đường dây rail +12V cắm vào bo mạch chủ để cung cấp năng lượng cho các thành phần ngốn điện nhất, bao gồm CPU, card màn hình. Bạn có thể tìm thấy thông số này trên vỏ hộp và bộ nguồn một cách dễ dàng – nếu không có thì đó có thể là nguồn “đểu” không nên mua:

 

Rail +12V của nguồn này cấp 52A cho linh kiện. Bạn cũng có thể tự tính bằng cách lấy số 624W chia 12V.

Nói chung, máy văn phòng cần ít nhất 18A, máy game thủ cần ít nhất 24A-34A tùy theo card đồ họa bạn lắp khủng đến đâu. Tuy nhiên trong đại đa số trường hợp, người dùng bình thường không cần phải chú ý đến đường rail này. Các nhà sản xuất đã tính toán và thiết kế đường rail phù hợp với công suất của bộ nguồn và nhu cầu của người dùng, bạn chỉ cần mua bộ nguồn đủ công suất là OK.

Những bộ nguồn cao cấp hơn có thể sẽ được thiết kế theo dạng module, cho phép bạn tháo rời các dây cáp điện không sử dụng. Điều này giúp không gian bên trong thùng máy gọn gàng hơn rất nhiều, cải thiện khả năng thông gió và giúp giảm nhiệt độ khi máy vận hành. Dĩ nhiên là giá của chúng cũng sẽ cao hơn!

 

 

Kích thước của bộ nguồn mà bạn chọn cũng có thể cần được chú ý. Ngày nay, các bộ nguồn thường được sản xuất theo các chuẩn ATX và ATX12V với kích thước y hệt nhau, nhưng còn có những chuẩn ít chú ý hơn như SFF, EPS12V, LFX12V,… Nói chung thì nếu bạn ra tiệm linh kiện mua nguồn mới cho PC ở nhà thì sẽ gặp ATX và ATX12V, lắp vừa vặn vào thùng máy rất dễ dàng. Bạn có thể bắt gặp các chuẩn SFF, EPS12V, LFX12V… ở chợ trời bởi chúng được thiết kế cho server hoặc các loại thiết bị nhỏ gọn hơn.

Đừng quên xem qua độ dài của cáp điện. Sẽ có những game thủ khóc ròng khi mua nguồn về mà sợi cáp chính nối với mainboard lại quá ngắn, không thể giấu ra mặt hông của thùng máy mà phải vắt ngang qua card đồ họa, hoặc bị tản nhiệt cản trở.

Lời kết

Như vậy, tinhocdct.xyz đã chia sẻ cùng các bạn tất cả những điều đáng chú ý khi chọn mua một bộ nguồn máy tính. Hi vọng rằng những thông tin được đăng tải trong bài viết này đã giúp ích cho bạn trong quá trình sắm sửa linh kiện build PC.

Tác giả bài viết: Thanh Sơn

Nguồn tin: cellphones.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
tkb
camera thanh son 2
THƯ VIỆN ẢNH
1-1.jpg 3-2.jpg 3-13.jpg 33.jpg 4-5.jpg
THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá của bạn về website này?

CƠ QUAN BÁO CHÍ
DANH SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC - HỌC VIỆN
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,336
  • Tháng hiện tại26,505
  • Tổng lượt truy cập920,811
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây