1.Toán Tử Gán
Toán tử gán (dấu =) được sử dụng trong các bài học trước khi bạn muốn gán giá trị cho biến
Cú pháp : X = Y
Ý nghĩa : Gán giá trị của toán hạng Y cho toán hạng X
Ví dụ :
#include <iostream>
using namespace std;
int main(){
int n = 28;
cout << "Gia tri cua n : " << n << endl;
int m = n;
cout << "Gia tri cua m : " << m << endl;
int p = m;
p = 56;
cout << "Gia tri cua p : " << p << endl;
return 0;
}
2. Toán Tử Toán Học
Toán tử toán học bao gồm các phép toán bạn thường sử dụng : +, -, *, /, %. Trong lập trình bạn cần chú ý phép nhân sẽ là dấu *, phép chia là dấu / và phép chia dư là %.
Thứ tự ưu tiên các toán tử này trong biểu thức đó là nhân chia và chia dư trước, cộng trừ sau, cùng mức ưu tiên thì thực hiện từ trái qua phải. Tuy nhiên bạn dùng thêm đóng mở ngoặc vì nó có mức độ ưu tiên cao nhất, sẽ đảm bảo được biểu thức của bạn được tính toán như bạn mong muốn.
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ |
+ | Phép cộng | int n = 100 + 200; // n = 300 |
- | Phép trừ | int n = 200 - 100; // n = 100 |
* | Phép nhân | int n = 28 * 2; // n = 56 |
/ | Phép chia | int n = 50 / 2; // n = 25 |
% | Phép chia dư | int n = 20 % 3; // n = 2 |
Sau khi học các toán tử toán học này bạn có thể xây dựng được những chương trình tính toán đơn giản rồi.
Ví dụ 1. Nhập chiều dài, rộng và in ra chu vi, diện tích của hình chữ nhật
#include <iostream>
using namespace std;
int main(){
int dai, rong;
cout << "Nhap chieu dai, rong : ";
cin >> dai >> rong;
int chuvi = 2 * (dai + rong);
int dientich = dai * rong;
cout << "Chu vi : " << chuvi << endl;
cout << "Dien tich : " << dientich << endl;
return 0;
}
Ví dụ 2 : Nhập bán kính hình tròn, in ra chu vi và diện tích lấy 2 chữ số phần thập phân
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
double R;
cout << "Nhap ban kinh : ";
cin >> R;
double chuvi = 2 * 3.14 * R;
double dientich = 3.14 * R * R;
cout << "Chu vi : " << fixed << setprecision(2) << chuvi << endl;
cout << "Dien tich : " << fixed << setprecision(2) << dientich << endl;
return 0;
}
Chú ý 1 : Chia nguyên và chia lấy phần thập phân
Ví dụ 3 : Phép chia nguyên
Mặc dù bạn đã dùng số float để lưu thương nhưng kết quả vẫn chỉ là 3.00, vì khi bạn chia a / b thì kết quả đã là 3 rồi.
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
int a = 10, b = 3;
int thuong1 = a / b;
cout << thuong1 << endl;
float thuong2 = a / b;
cout << fixed << setprecision(2) << thuong2 << endl;
return 0;
}
Output :
3
3.00
Ví dụ 4 : Phép chia muốn lấy phần thập phân có 2 cách xử lý
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
int a = 10, b = 3;
float thuong1 = (float)a / b;
cout << fixed << setprecision(2) << thuong1 << endl;
float thuong2 = 1.0 * a / b;
cout << fixed << setprecision(2) << thuong2 << endl;
return 0;
}
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
int a = 1000000, b = 1000000;
long long tich1 = a * b;
cout << tich1 << endl;
//Ép kiểu
long long tich2 = (long long) a * b;
cout << tich2 << endl;
//Nhân với số 1ll = 1 long long;
long long tich3 = 1ll * a * b;
cout << tich3 << endl;
return 0;
}
Toán tử | Ví dụ | Ý nghĩa |
+= | a += b | a = a + b |
-= | a -= b | a = a - b |
/= | a /= b | a = a / b |
*= | a *= b | a = a * b |
%= | a %= b | a = a % b |
Toán tử | Ý nghĩa | Ví dụ |
> | So sánh lớn hơn | a > b |
>= | Lớn hơn hoặc bằng | a >= b |
< | So sánh nhỏ hơn | a < b |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng | a <= b |
!= | So sánh khác | a != b |
== | So sánh bằng | a == b |
Ví dụ | Kết quả |
20 > 10 | Đúng |
5 <= 15 | Đúng |
30 < 50 | Sai |
5 <= 5 | Đúng |
10 != 10 | Sai |
10 == 10 | Đúng |
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
cout << boolalpha << (10 > 50) << endl;
cout << boolalpha << (20 <= 30) << endl;
cout << boolalpha << (80 >= 100) << endl;
cout << boolalpha << (20 > 10) << endl;
cout << boolalpha << (10 != 20) << endl;
cout << boolalpha << (10 == 10) << endl;
return 0;
}
Toán tử | Ý nghĩa | Cách hoạt động | Ví dụ |
&& | Toán tử AND (Và) | Cho giá trị đúng khi mọi toán hạng có giá trị đúng, sai trong các trường hợp còn lại | (10 < 20) && (20 == 20) : Đúng |
|| | Toán tử OR (Hoặc) | Cho giá trị sai khi mọi toán hạng có giá trị sai, đúng trong các trường hợp còn lại | (10 > 30) && (30 == 30) : Đúng |
! | Toán tử NOT (Phủ định) | Phủ định của đúng là sai, phủ định của sai là đúng | !(20 == 20) : Sai |
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
//true && true = true
bool res1 = (10 < 20) && (20 >= 20);
//true && true && false = false
bool res2 = (10 < 20) && (20 == 20) && (5 > 10);
//false || false || true = true
bool res3 = (10 > 20) || (20 < 10) || (5 == 5);
// !(true) = false
bool res4 = !(10 < 20);
//!(true && true) = !(true) = false
bool res5 = !((20 < 30) && (30 > 10));
cout << res1 << " " << res2 << " " << res3 << " " << res4 << " " << res5 << endl;
return 0;
}
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
int n = 100;
++n; // n = 101
cout << n << endl;
n++; // n = 102
cout << n << endl;
n--; // n = 101
cout << n << endl;
--n; // 100
cout << n << endl;
return 0;
}
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
int n = 100;
cout << n++ << endl; // In 100 sau đó tăng n lên 101
cout << n << endl; // 101
cout << ++n << endl; // tăng n lên 102 sau đó in 102
cout << n << endl; // 102
return 0;
}
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main(){
int n = 10 < 20 ? 28 : 82;
cout << n << endl;
n = (50 < 50) && (10 > 3) ? 28 : 82;
cout << n << endl;
return 0;
}
Tác giả bài viết: Thanh Sơn
Nguồn tin: blog.28tech.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn