Hãy cùng nhìn lại chương trình HelloWorld lúc trước của chúng ta và cùng nhau tìm hiểu từng phần một:
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
cout << "Hello world!" << endl;
return 0;
}
#include <iostream>
: Như đã nói ở trước, C++ có một hệ thống thư viện chứa các hàm và chương trình con quan trọng cho việc lập trình. Ở đây ta sử dụng cú pháp include
để khai báo sử dụng thư viện iostream
– một trong các thư viện nhập/xuất của C++.using namespace std;
: Dòng lệnh này khai báo sử dụng không gian tên std. Chúng ta tạm thời chưa cần quan tâm ở đây.int main()
: Hàm main()
là nơi chương trình C++ được triển khai. Hàm này trả lại một giá trị kiểu số nguyên (int
) thông báo chương trình có được kết thúc một cách hợp lệ hay không.main()
.cout << "Hello world!" << endl;
: Dòng lệnh này yêu cầu chương trình in ra xâu ký tự Hello world!
cùng với việc xuống dòng.return 0;
: Báo hiệu kết thúc hàm main()
, trả về giá trị 0 (chương trình kết thúc hợp lệ, không có gì bất thường).Trong C++, tất cả các dòng lệnh đều phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Nó đánh dấu kết thúc cho các hành động xử lý logic của chương trình.
Như ở trong ví dụ trên: các dòng using namespace std;
, cout << “Hello world!” << endl;
và retun 0;
đều phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
Một khối lệnh là một nhóm lệnh được đóng trong hai ngoặc nhọn. Các lệnh trong khối lệnh sẽ được triển khai từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ví dụ cho một khối lệnh là hàm main()
ở trên:
{
cout << "Hello world!" << endl;
return 0;
}
C++ không công nhận việc xuống dòng là kết thúc của một câu lệnh. Do đó ta có thể đặt dấu chấm phẩy ở bất kì đâu, hoặc viết nhiều câu lệnh trên cùng một dòng, mà không sinh ra lỗi. Đoạn code:
{
cout << "Hello world!" << endl
;
return 0;
}
và
{
cout << "Hello world!" << endl; return 0;
}
đều là các đoạn code hợp lệ.
Các đối tượng trong C++ như biến, chương trình con, vân vân… đều cần có tên. C++ có một số quy tắc đặt tên như sau:
number
và Number
là hai tên gọi khác nhau trong một chương trình C++.Chú ý: Đừng lo ngại về số lượng từ khóa của C++! Mặc dù trông chúng có thể nhiều, nhưng các IDE hiện đại đều được tích hợp chức năng gợi ý từ. Bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra được tên biến bạn định đặt có trùng với từ khóa nào không. Các bộ dịch cũng sẽ tự động báo lỗi khi dịch phải chương trình đặt tên biến có từ khóa.
Các kí hiệu không nhìn thấy được như dấu cách, kí tự xuống dòng, tab và các đoạn comment được gọi chung là khoảng trắng. Các khoảng trắng có tác dụng phân biệt các đối tượng trong một câu lệnh với nhau. Ví dụ khi khai báo hàm int main()
, khoảng trắng (dấu cách) là cần thiết. Trong các trường hợp khác, ví dụ như câu lệnh
x = y + z;
Bản thân các dấu kí hiệu toán đã có khả năng phân biệt đối tượng, và các khoảng trắng chỉ được cho vào để đoạn code dễ đọc hơn.
Ta cũng có thể cho thêm các đoạn bình luận để giải thích cho code. Ví dụ như đoạn code sau:
#include <iostream>
using namespace std;
/* Hàm main() là nơi chương trình được thực hiện */
int main()
{
cout << "Hello world!" << endl; // In ra dòng chữ Hello World!
return 0;
}
Có hai cách để comment trong code C++:
/* */
để dánh dấu khoảng comment.//
. Đoạn comment sẽ bắt đầu từ kí hiệu này tới hết dòng.Trình dịch C++ sẽ bỏ qua tất cả các đoạn code được comment, vì vậy chúng không sinh ra lỗi.
Comment còn có một tác dụng khác, đó là tạm thời tắt một đoạn code đi nhằm mục đích sửa chữa - debug.
CodeBlocks hỗ trợ tổ hợp phím Ctrl + Shift + C để bỏ dòng code hiện tại, hoặc các dòng code được bôi đen, vào trong comment, cùng với Ctrl + Shift + X để bỏ dòng code ra khỏi comment.
Phần sau: [C++ Cơ bản] Phần 5: Biến và kiểu dữ liệu
Tác giả bài viết: Thanh Sơn
Nguồn tin: cowboycoder.tech
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn